Có tới 86% B2C Marketer cho rằng chiến lược nội dung, hay “content marketing” là yếu tố cốt lõi trong chiến lược kinh doanh. Trong khi đó, với những nhà tiếp thị làm việc trong lĩnh vực B2B, có tới 91% trong số họ sử dụng nội dung như một chiếc cầu nối để tiếp cận với khách hàng.
Trong bài viết này, Ngân Ads sẽ cùng bạn điểm qua 4 chiến lược content marketing hàng đầu cho năm 2023 và phân tích những lợi ích mà chiến lược nội dung có thể mang lại cho kế hoạch kinh doanh của bạn.
1. Blog Content – Nội dung Blog
Chắc hẳn các bạn đã quá quen với khái niệm blog rồi đúng không nào, tuy nhiên không dừng lại ở việc chia sẻ một chiếc “nhật ký” hết sức gần gũi, blog còn bao gồm 5 định dạng nội dung khác:
– Các chia sẻ về insight mới nhất từ các đơn vị đầu ngành
– Các bài viết về ngành từ báo chí
– Các bài viết về sản phẩm (Hướng dẫn sử dụng, các công dụng ít người biết,…)
– Các bài viết truyền động lực để tạo lòng trung thành (loyalty) cho người dùng (feedback, câu chuyện cá nhân của một KH…)
– Tuyển dụng
Vậy Blog giúp gì cho thương hiệu?
– Việc cập nhật thường xuyên sẽ giúp tăng thứ hạng Website trên Google (SEO)
– Thu hút các nguồn traffic tự nhiên từ các kết quả tìm kiếm
– Nuôi dưỡng nguồn leads dựa vào các bài viết có giá trị
– Giúp khách hàng hiểu sâu hơn về thương hiệu và sản phẩm, khiến họ dễ dàng đưa ra quyết định mua hàng hơn
– Định hình doanh nghiệp (Brand position) như một đơn vị có chuyên môn cao trong lĩnh vực
Thông qua blog, thương hiệu của bạn sẽ được khách hàng nhìn nhận như góc nhìn của chuyên gia, qua đó giúp tạo ra chuyển đổi tự nhiên tốt hơn rất nhiều.
Điều này đặc biệt quan trọng trong kinh doanh B2B, nơi việc tìm kiếm và nuôi dưỡng lead đòi hỏi chuyên môn và độ uy tín từ đối tác.
Vậy blog nằm ở đâu trong phễu tiếp thị?
Blog nằm ở trên cùng, hay phần đầu tiên của phễu tiếp thị, nơi mà mục tiêu của bạn là Giáo dục (Educate Consumers) thông qua hoạt động chia sẻ kiến thức, lợi ích cho khách hàng khi họ lần đầu tiên biết tới thương hiệu.
Ở giai đoạn này, hãy sử dụng blog như một phương pháp để tăng nhận diện thương hiệu và biến những khách hàng vãng lai trở thành người dùng trung thành.
Có 2 phương pháp blogging tốt nhất, đầu tiên là sử dụng Evergreen Content – là những loại nội dung có tính thời đại, chúng luôn luôn mới cho dù ở bất cứ thời điểm nào trong năm – và Trending content, những nội dung đang được tìm kiếm nhiều trong một thời điểm.
Các chiến lược nội dung blog phổ biến nhất:
SEO
Thông qua việc tối ưu blog của bạn với bộ máy tìm kiếm, bài viết của thương hiệu sẽ được xếp ở thứ hạng cao hơn, qua đó tăng tỷ lệ tiếp cận với KH. Một blog được tối ưu SEO thường có:
– Sử dụng từ khóa liên quan
– Sử dụng hình ảnh theo từ khóa và nội dung, đồng thời tối ưu caption, thẻ Alt text (minh họa) sát nhất với từ khóa chính.
– Sử dụng từ khóa chính ngay từ đầu
Long-form content – Nội dung dạng dài
Bàn về một chủ đề mang tính chuyên sâu nhằm định vị thương hiệu như một chuyên gia trong ngành thông qua việc trả lời 3 câu hỏi:
– Khách hàng của tôi đang gặp vấn đề gì?
– Làm cách nào tôi có thể giúp họ giải quyết vấn đề của họ bằng nội dung của tôi?
– Nội dung của tôi có còn được quan tâm nhiều ở thời điểm hiện tại hay không!?
Kỹ thuật “Skyscraping”
Khi viết blog về một chủ đề đã được đề cập, hãy cố gắng làm cho nó tốt hơn bài viết phổ biến nhất và hoạt động tốt nhất trên mạng. Mở rộng nội dung hiện có và thêm nhiều yếu tố hơn như đồ họa thông tin, video, hình ảnh, v.v.
Viết blog dựa trên dữ liệu:
Sử dụng nghiên cứu thực tế và số liệu từ các thử nghiệm, khảo sát …để tăng thêm giá trị cũng niềm tin của người đọc.
2. Email Marketing
Chắc hẳn khi đọc tới đây, bạn đang chuẩn bị cuộn chuột tới đoạn tiếp theo phải không nào. Thế nhưng bạn có biết rằng phương pháp “xưa như năm 2010” này đang giúp các doanh nghiệp thu về $42 chỉ với $1 chi phí hay không!?
Email B2B có tỷ lệ mở trung bình khoảng 15,1% (trong các ngành khác nhau) với CTR 3,2%.
Trong khi đó, phân khúc B2C chứng kiến điều ngược lại: tỷ lệ mở trung bình cao hơn là 19,7% và CTRS thấp hơn là 2,1% – do hành vi thông thường của khách hàng và các dịch vụ điển hình của các sản phẩm nói chung.
Tiếp thị qua email thuộc phần nào trong phễu tiếp thị?
Tiếp thị qua email vẫn đang chứng tỏ sự cần thiết của nó với bất kỳ kênh tiếp thị kỹ thuật số nào. Điều này được chứng minh với hơn 60% các nhà tiếp thị tin rằng email marketing đang tạo ra một ROI tích cực.
Mặc dù bạn có thể sử dụng tiếp thị qua email ở tất cả các giai đoạn của phễu nhưng nó mang lại hiệu quả tốt nhất ở khu vực giữa và cuối kênh – cụ thể là trong việc thu hút và giữ chân khách hàng.
Để quy trình Email Marketing hiệu quả nhất
Việc đầu tiên bạn cần làm chính là thường xuyên cập nhật danh sách email của cả khách truy cập mới và khách hàng hiện tại, đồng thời sử dụng:
– Call-to-action tạo cảm giác cấp bách: eBook chỉ còn mở tải miễn phí trong hôm nay, ưu đãi chỉ dành cho 100 người đầu tiên…
– Tiêu đề email hấp dẫn, bắt tai: Tiêu đề hấp dẫn là việc không phải bàn cãi, nhưng nếu có thể, bạn hãy khiến nó ngắn gọn, vào thẳng vấn đề và hấp dẫn
– Chia phân khúc: Chia danh sách email của bạn thành các nhóm riêng dựa trên các đặc điểm, nhu cầu và thói quen chung.
– Cá nhân hóa: Hiểu một cách đơn giản hơn là nội dung của bạn cần giải quyết vấn đề hoặc mang tới một lợi ích có liên quan trực tiếp tới các phân khúc đối tượng cụ thể, qua đó dễ khiến khách hàng có cảm giác được quan tâm và dễ bị thu hút hơn.
3. Digital PR
Digital PR hiểu đơn giản là một chiến lược được sử dụng để xây dựng nhận thức về thương hiệu bằng các phương pháp kỹ thuật số trên các nền tảng trực tuyến tới các đối tượng không sử dụng các kênh truyền thống (GenZ vs Radio, TV,…)
Phương pháp này hoạt động chủ yếu dựa trên việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO), booking influencer và các kênh social media có viewer là khách hàng mục tiêu để cải thiện nhận thức thương hiệu (Brand visibility), từ đó hỗ trợ cải thiện nhận diện thương hiệu (Brand awareness).
Có 5 phương pháp bạn có thể sử dụng để gia tăng khả năng Digital PR, bao gồm:
– Tạo thông cáo báo chí trực tuyến với các liên kết có liên quan dẫn đến website của thương hiệu
– Nuôi dưỡng mối quan hệ với các nhà báo và người viết blog trực tuyến để tạo ra các luồng tin tức trực tuyến về thương hiệu
– Tổ chức các buổi phỏng vấn
– Thúc đẩy tiếp thị và tiếp cận người có ảnh hưởng – Influencers để tăng sự hiện diện của thương hiệu trên phương tiện truyền thông xã hội và blog
– Thực hiện các chiến dịch thu hút reviews, comment.
Thế nào là một chiến dịch Digital PR hiệu quả!?
– Lưu lượng traffic vào Website tăng
– Tăng uy tín của thương hiệu (Brand Authority)
– Cải thiện thứ hạng SEO (nhờ lưu lượng truy cập tăng)
– Tăng nhận diện thương hiệu
Và cuối cùng, dĩ nhiên là tăng doanh số bán hàng
Vậy Digital PR nằm ở đâu trong phễu tiếp thị!?
Bản chất của Digital PR là tăng cao sự hiện diện của thương hiệu trên các phương tiện kỹ thuật thông qua các chiến dịch, chính vì vậy nó nằm ở bước đầu tiên – AWARENESS trong phễu tiếp thị.
Để tối ưu thành quả của một chiến dịch Digital PR, ta sẽ cần khai thác tiềm năng đa kênh của nó thông qua:
– Chạy chiến dịch phễu: Sử dụng Digital PR làm điểm tương tác chính với người tiêu dùng , kết hợp các quảng cáo PPC để thúc đẩy ROI – tỷ suất lợi nhuận hữu hình đồng thời tăng nhận diện thương hiệu.
– Tích hợp PR với SEO: Xây dựng hệ thống backlink đến từng trang và sử dụng các kỹ thuật SEO để tăng thứ hạng cho một số từ khóa chính
– Chuyển đổi các nội dung PR để phù hợp với các kênh khác nhau, chẳng hạn như bản tin, blog, infographic, eBook hoặc video…
4. Video Marketing – Chiến lược nội dung dựa trên video
Với sự nổi lên của các nền tảng video ngắn, tiêu biểu là tiktok, Reel, Short… thì chiến lược nội dung bằng video đang là dạng nội dung hiệu quả nhất trong tiếp thị số.
Nghiên cứu cho thấy rằng các trang đích video có thể tăng tỷ lệ chuyển đổi lên tới hơn 80%, một con số cực kỳ khó tin. Bên cạnh đó, cũng có tới 93% người tiêu dùng nói rằng video khiến họ đưa ra quyết định mua hàng.
Các số liệu cũng cho thấy rằng Email Marketing cũng hưởng lợi rất nhiều nhờ video. Một email với nội dung là video có thể tăng CTR lên 200-330%, thúc đẩy người đọc chia sẻ trên mạng xã hội và tăng niềm tin vào thương hiệu.
Các định dạng video trong video marketing bao gồm:
– Video giới thiệu
– Video hướng dẫn
– Phỏng vấn chuyên gia
– Case Study
– Phỏng vấn khách hàng / Câu chuyện khách hàng
– Video thực tế ảo
– Tin nhắn được cá nhân hóa
– Video trực tiếp / Livestream
– Video giải thích
Vậy video marketing nằm ở đâu trong phễu tiếp thị!?
Tiếp thị video thường nằm ở đầu kênh chuyển đổi do khả năng educate khách hàng của nó.
Tuy nhiên, phương pháp này có thể nằm ở bất kỳ giai đoạn nào của kênh chuyển đổi và hành trình của người dùng, tùy thuộc vào nội dung mà nó mang lại. Nội dung video có thể được điều chỉnh theo nhu cầu cụ thể của khách hàng tiềm năng ở các giai đoạn khác nhau trong hành trình của họ.
Các phương pháp triển khai video marketing bài bản nhất:
Thiết lập mục tiêu rõ ràng:
Để tối ưu nhằm đạt kết quả tốt nhất từ video marketing, hãy đặt ra những câu hỏi dưới đây sau khi xác định mục tiêu của mình:
– Các video nên đạt được điều gì?
– Tôi sẽ đo lường kết quả như thế nào?
– Mục tiêu có thể khả thi không?
– Nó có phù hợp với mục tiêu kinh doanh của tôi không?
– Mục tiêu có thời hạn không?
Tối ưu hóa video cho SEO
Video có thể xuất hiện trong cả kết quả tìm kiếm video và kết quả tìm kiếm thông thường. Để đạt được điều này, Google phải có khả năng trích xuất thông tin để hiểu nội dung trong video của bạn để cung cấp kết quả tới người dùng. Do đó, để tiếp cận tới khách hàng tiềm năng, video của bạn cần:
– Đáp ứng các yêu cầu để google có thể thu thập dữ liệu
– Tối ưu thẻ meta và tiêu đề
– Sử dụng sơ đồ trang web dành cho video (video sitemap)
Sử dụng CTA
Sử dụng các nút CTA như một phần của video và video landing page của bạn. Hãy cố gắng điều hướng người xem đến trang web của bạn, nơi họ có thể tải xuống eBook hoặc nhận ưu đãi giảm giá — bất cứ điều gì khiến họ ra quyết định hành động. Lưu ý đừng đưa ra những CTA khó hiểu hoặc quá khó thực hiện nhé!